Vải cotton, chất liệu thông dụng, phổ biến
Vải cotton là chất liệu vải may mặc phổ biến nhất hiện nay. Cotton được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau vì vậy có thể may được rất nhiều loại trang phục khác nhau. Chất liệu này rất được yêu thích bởi nó có thể phù hợp với nhiều vóc dáng, thích nghi tốt trong mọi điều kiện môi trường, thời tiết.
Nguồn gốc hình thành vải cotton
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách trồng cây bông để lấy quả bông, làm ra những tấm vải bằng sợi bông, may thành quần áo. Đến ngày nay, ngành công nghiệp may mặc ngày càng phát triển, người ta vẫn sử dụng quả bông nhưng quy trình xử lý có sự thay đổi. Thay vì xử lý bằng tay, hoàn toàn tự nhiên như ngày xưa mà hiện nay sử dụng hóa chất để giảm sự mục mốc cho vải, từ đó tăng độ bền cho vải, cái tên vải cotton ra đời.
Vải cotton là vải tổng hợp, có thành phần chính là sợi bông liên kết với một số thành phần hóa học tạo thành.
Quy trình sản xuất vải cotton
Để làm ra những tấm vải cotton chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người sử dụng, quy trình sản xuất vải cotton trải qua rất nhiều bước, không hề đơn giản.
Giai đoạn 1: Thu hoạch, phân loại xơ bông
Thời gian thu hoạch bông thường vào tháng 11 và tháng 12, quá trình thu hoạch sẽ được chia làm 3 đợt khác nhau.
Đợt 1: thu hoạch những quả bỏ ở dưới gốc đã nở
Đợt 2: thu hoạch sau đợt 1 10 – 15 ngày, khi những quả bông ở phần giữa của cây đã nở, đã có thể thu hoạch.
Đợt 3: tiến hành thu hoạch những quả bồn còn lại ở phần ngọn cây.
Sau khi thu hoạch, bông sẽ được mang đi phân loại, chỉ chọn những quả bông đạt tiêu chuẩn. Khi đã chọn được quả bông đạt yêu cầu, mang chúng đi phơi khô, phơi ở nơi thoáng mát, tránh lẫn tạp chất.
Giai đoạn 2: tinh chế xơ bông
Đây được xem là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải cotton. Lúc này, các tạp chất trong xơ bông sẽ được tách và làm sạch. Tiếp theo, xơ bông sẽ được cho vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần để lọc bỏ các tạp chất (nitơ, pectin, axit hữu cơ, màu thiên nhiên) đến khi chỉ còn bông nguyên chất.
Giai đoạn 3: hòa tan, kéo sợi
Sau khi tinh chế, xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng, hòa tan với một số dung dịch, tạo thành một loại hỗn hợp. Hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi, để kéo duỗi từ đó vải cotton ra đời.
Giai đoạn 4: dệt vải cotton
Ở bước này, thực hiện xử lý hóa học của sợi vải cotton. Các sợi ngang, sợi dọc sẽ được kết hợp tạo thành những tấm vải. Sau đó, những tấm vải sẽ tiếp tục được mang đi làm bóng để sợi cotton trương lên, giúp tăng khả năng thấm nước của vải và dễ bắt màu của sợi nhuộm.
Sau đó, sẽ mang đi tẩy trắng vải, để làm vải mất đi màu tự nhiên vốn có, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để chuẩn bị bước vào quá trình nhuộm vải.
Giai đoạn 5: nhuộm vải cotton
Nhuộm vải là quá trình cuối cùng để hoàn thiện một tấm vải cotton hoàn chỉnh. Tiến hành nhuộm vải cotton, những sợi vải được nhuộm bằng thuốc nhuộm cùng các chất phụ gia hữu cơ, điều này giúp vải dễ bắt màu. Sau mỗi lần nhuộm, vải cotton sẽ được mang đi giặt đi giặt lại nhiều lần, để loại bỏ sợi vải vụn, hợp chất, bụi bẩn còn sót lại, bám trên bề mặt vải.
Ưu điểm của vải cotton
Trang phục được may bằng vải cotton mang lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu, thoải mái cho người mặc bởi khả năng thấm hút tốt, hút ẩm cao. Giá thành của vải cotton rẻ hơn so với những loại vải thông thường khác. Đặc biệt, vải cotton có độ bền cao, giặt nhanh khô, có thể giặt bằng máy giặt và sử dụng các chất tẩy rửa.
Marina Nguyen, chuyên thời trang thiết kế nữ - tạo dựng phong cách phái đẹp!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Thôn Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
SĐT: 0942 908 118
Email: info@marinanguyen.vn